Hội nhập WTO- một trang mới cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Với tư cách là một thành viên của WTO, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn. Các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn ở Việt Nam có dịp được bước chân vào thị trường thế giới, thị trường chỉ dành cho những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn mạnh. Chính vì thế muốn tồn tại, các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn cần phải nỗ lực phát triển nâng cao năng lực kinh doanh của mình để có thể đứng vững trên trường quốc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng cũng không nằm ngoài những mục tiêu chung đó.
Hội nhập trong những năm vừa qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng có nhiều những phát triển vượt bậc, góp phần vào sự tăng trưởng chung của Việt Nam chúng ta. Hội nhập đã khuyến khích xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, các hoạt động này lại kéo theo sự phát triển của dịch vụ Thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối.. tại các Ngân hàng. Để có thể đứng vững và vượt qua các thử thách một cách dễ dàng, các ngân hàng thương mại cần phải chuẩn bị cho mình một tiềm lực về kinh tế, về uy tín cung ứng dịch vụ nhằm cạnh tranh được với các ngân hàng trên thế giới.
Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngân hàng Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu ổn định, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngân hàng Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực con người dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và phấn đấu không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Trong những năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền tài chính Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự tăng trưởng hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, ngân hàng Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế...
Vì mối quan hệ cộng sinh, nhiều doanh nghiệp không dám tố, nhưng bị “đường cùng” đã có doanh nghiệp hé lộ chuyện “lót tay”. Sự việc tại Chi nhánh Bắc Giang – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là một trong nhiều ví dụ.
Khoản chi không tên
Chuyện một số cá nhân của ngân hàng vòi vĩnh đòi “lót tay” khi doanh nghiệp đến vay vốn không phải là mới. Tuy nhiên, gần đây khá nhiều doanh nghiệp tiếp tục than phiền hiện tượng này.
Trong khi doanh nghiệp đang phải đối đầu với tình hình hoạt động sản xuất đình trệ, hàng tồn kho cao, cung giảm, đặc biệt là tín dụng cũng đang thắt chặt, thì doanh nghiệp lại phải ấm ức với nỗi niềm khó tỏ cùng ai khi phải mất thêm những khoản tiền “lót tay” để vay được vốn.
Mới đây, giám đốc một doanh nghiệp đã từng thổ lộ, công ty cần vay một khoản tiền tỷ để đầu tư sản xuất kinh doanh, với hồ sơ vay vốn đáp ứng đủ mọi điều kiện mà ngân hàng đưa ra. Tuy nhiên, thay vì được vay với lãi suất đang được Ngân hàng Nhà nước công bố thì doanh nghiệp vẫn phải vay với lãi suất là 19%/năm.
Thậm chí, nhân viên của ngân hàng này còn tỏ thái độ “này nọ” để doanh nghiệp phải có khoản tiền bồi dưỡng cám ơn.
Rất bức xúc nhưng vì “miếng cơm manh áo” trong thời buổi đói vốn hàng loạt, vị giám đốc này phải chấp nhận trong ấm ức. “ Lãi suất đầu vào đang chỉ có 9%/năm, vậy mà ngân hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất 19%/năm. Hưởng chênh lệch tới 10% là quá lớn, doanh nghiệp có kiếm được tiền thì cũng chả còn lãi là bao, vì chi phí đi vay (cả khoản trên giấy tờ lẫn khoản “lót tay” chả ai biết) quá lớn…” vị giám đốc than thở.
Cũng vì mối quan hệ cộng sinh với ngân hàng, "sống chết cũng phải có nhau", nên vị giám đốc này xin được không đưa công khai tên ngân hàng đã gây khó dễ cho doanh nghiệp.
Đề cập đến vấn đề này, một cán bộ thuộc ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho biết, mỗi ngân hàng đều có điều kiện vay vốn khác nhau phù hợp với thực lực của ngân hàng đó và mức lãi suất cho doanh nghiệp vay cũng dựa trên độ mạnh yếu của ngân hàng. Dù NHNN có khuyến khích các ngân hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, nhưng nếu ngân hàng yếu thanh khoản, nợ xấu quá lớn thì khó đáp ứng được.
Đối với việc vòi vĩnh đòi chi “lót tay”, cán bộ một ngân hàng khác khẳng định, nếu không có bằng chứng cụ thể thì khó xác minh được.
Tố vì “đường cùng”
Vụ việc xảy ra tại chi nhánh Chi nhánh Bắc Giang – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank Bắc Giang) là một ví dụ khi "đường cùng" doanh nghiệp đã tố ngân hàng "vòi tiền" doanh nghiệp.
Chiều ngày 9/8, trao đổi với VnMedia và một số cơ quan báo chí khác, bà Phạm Tuyết Mai, Trưởng phòng Kiểm tra giám sát tuân thủ, Ngân hàng Vietcombank đã tường trình lại vụ việc và khẳng định đây là trường hợp hy hữu xảy ra trong hệ thống ngân hàng Vietcombank từ trước cho tới nay.
Cụ thể, ngày 28/12/2011, Công ty TNHH Một thành viên Phương Lan (Công ty) và Vietcombank Bắc Giang, do ông Phạm Quang Thức – Giám đốc đã ký hợp đồng tín dụng hạn mức số 054/2011/HMBG (HĐ 54), số tiền là 10 tỷ đồng, với hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản, thời hạn vay 6 tháng. Ngày 30/12/2011, Vietcombank Bắc Giang đã giải ngân cho Công ty số tiền 4,9 tỷ.
Tiếp đến và đến ngày 9/1/2012 phía Công ty đã có văn bản đề nghị Vietcombank Bắc Giang tiếp tục giải ngân theo HĐ 54 nhưng đã bị từ chối (sự việc này VnMedia sẽ đề cập ở bài sau).
Trong công văn (CV) số 0412/CV-PL ngày 18/4/2012 gửi Vietcombank, Công ty có nêu rõ việc vay vốn thế chấp tài sản với Vietcombank Bắc Giang đã có sự cam kết, nhất là phía ngân hàng phải đảm bảo nguồn vốn tránh các thiệt hại cho Công ty như hiện tại. Và việc ông Phạm Quang Thức đang gây khó dễ cho doanh nghiệp, từ chối không cấp đủ vốn như trong HHD 54 đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ của Công ty.
Hơn thế, việc Công ty do nguồn vốn không đảm bảo đã dẫn đến việc vi phạm một số Hợp đồng kinh tế đã ký trước đó, ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh, đẩy Công ty vào tình trạng khủng khoảng không doanh thu, nợ lương nhân viên, chưa kể việc đền bù các HĐ đã ký và mất khả năng thanh toán với Ngân hàng.
Trước đó, theo bà Lương Thị Lan Anh, Công ty TNHH Một thành viên Phương Lan, trong quá trình chuẩn bị hồ sơ vay vốn lãnh đạo và các cán bộ tín dụng chi nhánh này đã nhiều lần liên hệ, gọi điện thoại yêu cầu phải chi “lót tay” để bồi dưỡng, sớm được giải ngân số tiền trên.
Phía Công ty đã đồng ý chi 40 triệu cho ông Thức và 20 triệu cho các cán bộ Ngân hàng để bồi dưỡng, cám ơn việc đã giúp Công ty ký hợp đồng và giải ngân số tiền 4,9 tỷ đồng.
Sau khi sự việc này được phản ánh lên Hội sở Ngân hàng Vietcombank, bà Phạm Tuyết Mai, Trưởng phòng kiểm tra giám sát tuân thủ đã có CV số 708/VCB.KTGSTT trả lời phía Công ty, trong đó có yêu cầu: “Để làm rõ và có cơ sở xem xét, xử lý hành vi tiêu cực của Giám đốc Chi nhánh Bắc Giang và các cán bộ có liên quan, chúng tôi đề nghị bà cung cấp bằng chứng xác thực”.
Cũng trong buổi làm việc chiều ngày 9/8, bà Mai cho biết, ông Thức đã có bản tường trình lại vụ việc này, trong đó khẳng định có nhận được phong bì và quà của doanh nghiệp nhưng khi không có mặt tại cơ quan, không biết phong bì có bao nhiêu tiền và sau đó ông cũng đã chuyển sang phòng hành chính nhân sự để cho vào quỹ của công đoàn làm công tác tri ân khách hàng!?. Cũng theo bà Mai, lãnh đạo Vietcombank đang xem xét và sẽ sớm có kết luận về vụ việc này.
Khoản chi không tên
Chuyện một số cá nhân của ngân hàng vòi vĩnh đòi “lót tay” khi doanh nghiệp đến vay vốn không phải là mới. Tuy nhiên, gần đây khá nhiều doanh nghiệp tiếp tục than phiền hiện tượng này.
Trong khi doanh nghiệp đang phải đối đầu với tình hình hoạt động sản xuất đình trệ, hàng tồn kho cao, cung giảm, đặc biệt là tín dụng cũng đang thắt chặt, thì doanh nghiệp lại phải ấm ức với nỗi niềm khó tỏ cùng ai khi phải mất thêm những khoản tiền “lót tay” để vay được vốn.
Mới đây, giám đốc một doanh nghiệp đã từng thổ lộ, công ty cần vay một khoản tiền tỷ để đầu tư sản xuất kinh doanh, với hồ sơ vay vốn đáp ứng đủ mọi điều kiện mà ngân hàng đưa ra. Tuy nhiên, thay vì được vay với lãi suất đang được Ngân hàng Nhà nước công bố thì doanh nghiệp vẫn phải vay với lãi suất là 19%/năm.
Thậm chí, nhân viên của ngân hàng này còn tỏ thái độ “này nọ” để doanh nghiệp phải có khoản tiền bồi dưỡng cám ơn.
Rất bức xúc nhưng vì “miếng cơm manh áo” trong thời buổi đói vốn hàng loạt, vị giám đốc này phải chấp nhận trong ấm ức. “ Lãi suất đầu vào đang chỉ có 9%/năm, vậy mà ngân hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất 19%/năm. Hưởng chênh lệch tới 10% là quá lớn, doanh nghiệp có kiếm được tiền thì cũng chả còn lãi là bao, vì chi phí đi vay (cả khoản trên giấy tờ lẫn khoản “lót tay” chả ai biết) quá lớn…” vị giám đốc than thở.
Cũng vì mối quan hệ cộng sinh với ngân hàng, "sống chết cũng phải có nhau", nên vị giám đốc này xin được không đưa công khai tên ngân hàng đã gây khó dễ cho doanh nghiệp.
Đề cập đến vấn đề này, một cán bộ thuộc ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho biết, mỗi ngân hàng đều có điều kiện vay vốn khác nhau phù hợp với thực lực của ngân hàng đó và mức lãi suất cho doanh nghiệp vay cũng dựa trên độ mạnh yếu của ngân hàng. Dù NHNN có khuyến khích các ngân hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, nhưng nếu ngân hàng yếu thanh khoản, nợ xấu quá lớn thì khó đáp ứng được.
Đối với việc vòi vĩnh đòi chi “lót tay”, cán bộ một ngân hàng khác khẳng định, nếu không có bằng chứng cụ thể thì khó xác minh được.
Tố vì “đường cùng”
Vụ việc xảy ra tại chi nhánh Chi nhánh Bắc Giang – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank Bắc Giang) là một ví dụ khi "đường cùng" doanh nghiệp đã tố ngân hàng "vòi tiền" doanh nghiệp.
Chiều ngày 9/8, trao đổi với VnMedia và một số cơ quan báo chí khác, bà Phạm Tuyết Mai, Trưởng phòng Kiểm tra giám sát tuân thủ, Ngân hàng Vietcombank đã tường trình lại vụ việc và khẳng định đây là trường hợp hy hữu xảy ra trong hệ thống ngân hàng Vietcombank từ trước cho tới nay.
Cụ thể, ngày 28/12/2011, Công ty TNHH Một thành viên Phương Lan (Công ty) và Vietcombank Bắc Giang, do ông Phạm Quang Thức – Giám đốc đã ký hợp đồng tín dụng hạn mức số 054/2011/HMBG (HĐ 54), số tiền là 10 tỷ đồng, với hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản, thời hạn vay 6 tháng. Ngày 30/12/2011, Vietcombank Bắc Giang đã giải ngân cho Công ty số tiền 4,9 tỷ.
Tiếp đến và đến ngày 9/1/2012 phía Công ty đã có văn bản đề nghị Vietcombank Bắc Giang tiếp tục giải ngân theo HĐ 54 nhưng đã bị từ chối (sự việc này VnMedia sẽ đề cập ở bài sau).
Trong công văn (CV) số 0412/CV-PL ngày 18/4/2012 gửi Vietcombank, Công ty có nêu rõ việc vay vốn thế chấp tài sản với Vietcombank Bắc Giang đã có sự cam kết, nhất là phía ngân hàng phải đảm bảo nguồn vốn tránh các thiệt hại cho Công ty như hiện tại. Và việc ông Phạm Quang Thức đang gây khó dễ cho doanh nghiệp, từ chối không cấp đủ vốn như trong HHD 54 đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ của Công ty.
Hơn thế, việc Công ty do nguồn vốn không đảm bảo đã dẫn đến việc vi phạm một số Hợp đồng kinh tế đã ký trước đó, ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh, đẩy Công ty vào tình trạng khủng khoảng không doanh thu, nợ lương nhân viên, chưa kể việc đền bù các HĐ đã ký và mất khả năng thanh toán với Ngân hàng.
Trước đó, theo bà Lương Thị Lan Anh, Công ty TNHH Một thành viên Phương Lan, trong quá trình chuẩn bị hồ sơ vay vốn lãnh đạo và các cán bộ tín dụng chi nhánh này đã nhiều lần liên hệ, gọi điện thoại yêu cầu phải chi “lót tay” để bồi dưỡng, sớm được giải ngân số tiền trên.
Phía Công ty đã đồng ý chi 40 triệu cho ông Thức và 20 triệu cho các cán bộ Ngân hàng để bồi dưỡng, cám ơn việc đã giúp Công ty ký hợp đồng và giải ngân số tiền 4,9 tỷ đồng.
Sau khi sự việc này được phản ánh lên Hội sở Ngân hàng Vietcombank, bà Phạm Tuyết Mai, Trưởng phòng kiểm tra giám sát tuân thủ đã có CV số 708/VCB.KTGSTT trả lời phía Công ty, trong đó có yêu cầu: “Để làm rõ và có cơ sở xem xét, xử lý hành vi tiêu cực của Giám đốc Chi nhánh Bắc Giang và các cán bộ có liên quan, chúng tôi đề nghị bà cung cấp bằng chứng xác thực”.
Cũng trong buổi làm việc chiều ngày 9/8, bà Mai cho biết, ông Thức đã có bản tường trình lại vụ việc này, trong đó khẳng định có nhận được phong bì và quà của doanh nghiệp nhưng khi không có mặt tại cơ quan, không biết phong bì có bao nhiêu tiền và sau đó ông cũng đã chuyển sang phòng hành chính nhân sự để cho vào quỹ của công đoàn làm công tác tri ân khách hàng!?. Cũng theo bà Mai, lãnh đạo Vietcombank đang xem xét và sẽ sớm có kết luận về vụ việc này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét