Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Ngân hàng Habubank - Ngân hàng "vòi tiền" khi doanh nghiệp vay vốn?

Hội nhập WTO- một trang mới cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Với tư cách là một thành viên của WTO, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn. Các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn ở Việt Nam có dịp được bước chân vào thị trường thế giới, thị trường chỉ dành cho những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn mạnh. Chính vì thế muốn tồn tại, các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn cần phải nỗ lực phát triển nâng cao năng lực kinh doanh của mình để có thể đứng vững trên trường quốc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng cũng không nằm ngoài những mục tiêu chung đó.

  Hội nhập trong những năm vừa qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng  có nhiều những phát triển vượt bậc, góp phần vào sự tăng trưởng chung của Việt Nam chúng ta. Hội nhập đã khuyến khích xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, các hoạt động này lại kéo theo sự phát triển của dịch vụ Thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối.. tại các Ngân hàng. Để có thể đứng vững và vượt qua các thử thách một cách dễ dàng, các ngân hàng thương mại cần phải chuẩn bị cho mình một tiềm lực về kinh tế, về uy tín cung ứng dịch vụ nhằm cạnh tranh được với các ngân hàng trên thế giới.
  Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngân hàng Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu ổn định, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngân hàng Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực con người dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và phấn đấu không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
  Trong những năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền tài chính Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự tăng trưởng hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, ngân hàng Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế...
Vì mối quan hệ cộng sinh, nhiều doanh nghiệp không dám tố, nhưng bị “đường cùng” đã có doanh nghiệp hé lộ chuyện “lót tay”. Sự việc tại Chi nhánh Bắc Giang – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là một trong nhiều ví dụ.

Khoản chi không tên


Chuyện một số cá nhân của ngân hàng vòi vĩnh đòi “lót tay” khi doanh nghiệp đến vay vốn không phải là mới. Tuy nhiên, gần đây khá nhiều doanh nghiệp tiếp tục than phiền hiện tượng này.

Trong khi doanh nghiệp đang phải đối đầu với tình hình hoạt động sản xuất đình trệ, hàng tồn kho cao, cung giảm, đặc biệt là tín dụng cũng đang thắt chặt, thì doanh nghiệp lại phải ấm ức với nỗi niềm khó tỏ cùng ai khi phải mất thêm những khoản tiền “lót tay” để vay được vốn.

Mới đây, giám đốc một doanh nghiệp đã từng thổ lộ, công ty cần vay một khoản tiền tỷ để đầu tư sản xuất kinh doanh, với hồ sơ vay vốn đáp ứng đủ mọi điều kiện mà ngân hàng đưa ra. Tuy nhiên, thay vì được vay với lãi suất đang được Ngân hàng Nhà nước công bố thì doanh nghiệp vẫn phải vay với lãi suất là 19%/năm.

Thậm chí, nhân viên của ngân hàng này còn tỏ thái độ “này nọ” để doanh nghiệp phải có khoản tiền bồi dưỡng cám ơn.

Rất bức xúc nhưng vì “miếng cơm manh áo” trong thời buổi đói vốn hàng loạt, vị giám đốc này phải chấp nhận trong ấm ức. “ Lãi suất đầu vào đang chỉ có 9%/năm, vậy mà ngân hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất 19%/năm. Hưởng chênh lệch tới 10% là quá lớn, doanh nghiệp có kiếm được tiền thì cũng chả còn lãi là bao, vì chi phí đi vay (cả khoản trên giấy tờ lẫn khoản “lót tay” chả ai biết) quá lớn…” vị giám đốc than thở.

Cũng vì mối quan hệ cộng sinh với ngân hàng, "sống chết cũng phải có nhau",  nên vị giám đốc này xin được không đưa công khai tên ngân hàng đã gây khó dễ cho doanh nghiệp.

Đề cập đến vấn đề này, một cán bộ thuộc ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho biết, mỗi ngân hàng đều có điều kiện vay vốn khác nhau phù hợp với thực lực của ngân hàng đó và mức lãi suất cho doanh nghiệp vay cũng dựa trên độ mạnh yếu của ngân hàng. Dù NHNN có khuyến khích các ngân hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, nhưng nếu ngân hàng yếu thanh khoản, nợ xấu quá lớn thì khó đáp ứng được.

Đối với việc vòi vĩnh đòi chi “lót tay”, cán bộ một ngân hàng khác khẳng định, nếu không có bằng chứng cụ thể thì khó xác minh được.

Tố vì “đường cùng”

Vụ việc xảy ra tại chi nhánh Chi nhánh Bắc Giang – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank Bắc Giang) là một ví dụ khi "đường cùng" doanh nghiệp đã tố ngân hàng "vòi tiền" doanh nghiệp.

Chiều ngày 9/8, trao đổi với VnMedia và một số cơ quan báo chí khác, bà Phạm Tuyết Mai, Trưởng phòng Kiểm tra giám sát tuân thủ, Ngân hàng Vietcombank đã tường trình lại vụ việc và khẳng định đây là trường hợp hy hữu xảy ra trong hệ thống ngân hàng Vietcombank từ trước cho tới nay.

Cụ thể, ngày 28/12/2011, Công ty TNHH Một thành viên Phương Lan (Công ty) và Vietcombank Bắc Giang, do ông Phạm Quang Thức – Giám đốc đã ký hợp đồng tín dụng hạn mức số 054/2011/HMBG (HĐ 54), số tiền là 10 tỷ đồng, với hình thức cho vay có đảm bảo bằng tài sản, thời hạn vay 6 tháng. Ngày 30/12/2011, Vietcombank Bắc Giang đã giải ngân cho Công ty số tiền 4,9 tỷ.

Tiếp đến và đến ngày 9/1/2012 phía Công ty đã có văn bản đề nghị Vietcombank Bắc Giang tiếp tục giải ngân theo HĐ 54 nhưng đã bị từ chối (sự việc này VnMedia sẽ đề cập ở bài sau).

Trong  công văn (CV) số 0412/CV-PL ngày 18/4/2012 gửi Vietcombank, Công ty có nêu rõ việc vay vốn thế chấp tài sản với Vietcombank Bắc Giang đã có sự cam kết, nhất là phía ngân hàng phải đảm bảo nguồn vốn tránh các thiệt hại cho Công ty như hiện tại. Và việc ông Phạm Quang Thức đang gây khó dễ cho doanh nghiệp, từ chối không cấp đủ vốn như trong HHD 54 đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ của Công ty.

Hơn thế, việc Công ty do nguồn vốn không đảm bảo đã dẫn đến việc vi phạm một số Hợp đồng kinh tế đã ký trước đó, ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh, đẩy Công ty vào tình trạng khủng khoảng không doanh thu, nợ lương nhân viên, chưa kể việc đền bù các HĐ đã ký và mất khả năng thanh toán với Ngân hàng.

Trước đó, theo bà Lương Thị Lan Anh, Công ty TNHH Một thành viên Phương Lan, trong quá trình chuẩn bị hồ sơ vay vốn lãnh đạo và các cán bộ tín dụng chi nhánh này đã nhiều lần liên hệ, gọi điện thoại yêu cầu phải chi “lót tay” để bồi dưỡng, sớm được giải ngân số tiền trên.

Phía Công ty đã đồng ý chi 40 triệu cho ông Thức và 20 triệu cho các cán bộ Ngân hàng để bồi dưỡng, cám ơn việc đã giúp Công ty ký hợp đồng và giải ngân số tiền 4,9 tỷ đồng.

Sau khi sự việc này được phản ánh lên Hội sở Ngân hàng Vietcombank, bà Phạm Tuyết Mai, Trưởng phòng kiểm tra giám sát tuân thủ đã có CV số 708/VCB.KTGSTT trả lời phía Công ty, trong đó có yêu cầu: “Để làm rõ và có cơ sở xem xét, xử lý hành vi tiêu cực của Giám đốc Chi nhánh Bắc Giang và các cán bộ có liên quan, chúng tôi đề nghị bà cung cấp bằng chứng xác thực”.

Cũng trong buổi làm việc chiều ngày 9/8, bà Mai cho biết, ông Thức đã có bản tường trình lại vụ việc này, trong đó khẳng định có nhận được phong bì và quà của doanh nghiệp nhưng khi không có mặt tại cơ quan, không biết phong bì có bao nhiêu tiền và sau đó ông cũng đã chuyển sang phòng hành chính nhân sự để cho vào quỹ của công đoàn làm công tác tri ân khách hàng!?. Cũng theo bà Mai, lãnh đạo Vietcombank đang xem xét và sẽ sớm có kết luận về vụ việc này. 

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Bắc Ninh đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 41

Vừa qua, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, mục tiêu, giải pháp năm 2012 và giai đoạn 2013-2015. 


                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>

Theo báo cáo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Bắc Ninh, sau 2 năm thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Agribank Bắc Ninh đã chủ động thực thi nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả và đạt được những kết quả quan trọng, khẳng định vai trò, vị thế đối với sự nghiệp phát triển “Tam nông” của tỉnh. Đến hết tháng 6/2012, tổng nguồn vốn (cả ngoại tệ quy đổi VNĐ) của Agribank Bắc Ninh đạt 3.819 tỷ đồng, tăng 42% so với cuối tháng 6/2010 (thời điểm bắt đầu triển khai Nghị định 41); Tổng dư nợ cho vay đạt 4.373 tỷ đồng, tăng 1.074 tỷ đồng so với cuối tháng 6/2010, tốc độ tăng trưởng 33%. Từ khi triển khai Nghị định 41 đến nay, Agribank Bắc Ninh đã cho vay hơn 50.300 lượt khách hàng với doanh số hơn 13.500 tỷ đồng, đến nay tổng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 3.366 tỷ đồng, tăng 288 tỷ đồng so với cuối năm 2011, tốc độ tăng 9%, chiếm 77% tổng dư nợ. Thực hiện chương trình đầu tư cho xây dựng nông thôn mới, Agribank Bắc Ninh đã đầu tư cho 8 xã điểm với doanh số 300 tỷ đồng; Dư nợ cho vay qua tổ, nhóm gần 84 tỷ đồng với gần 800 tổ vay vốn… Hiệu quả của nguồn vốn Agribank đem lại đã góp phần vào sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, đưa cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Bắc Ninh từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân, góp phần đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại.
Thời gian tới, Agribank Bắc Ninh tiếp tục chiếm lĩnh thị phần và giữ vai trò chủ lực trong đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn, phấn đấu đến cuối năm 2012 dư nợ cho lĩnh vực này lên tới 80% tổng dư nợ và 85% vào cuối năm 2015. Agribank Bắc Ninh sẽ tiếp tục củng cố và phát triển hoạt động cho vay qua tổ, nhóm tín chấp giữa Agribank với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, đưa số dư nợ cho vay qua tổ, nhóm đạt từ 8-10% tổng dư nợ. Thực hiện tốt các giải pháp huy động vốn tại địa phương; Mở rộng đối tượng cho vay, phương thức cho vay nhằm đa dạng hoá khách hàng… Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về chính sách tiền tệ, tín dụng, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.
Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh đã ghi nhận và biểu dương những kết quả mà Agribank Bắc Ninh đã đạt được trong việc triển khai thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ, đồng thời yêu cầu đơn vị tiếp tục tập trung nguồn vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường huy động vốn, mở rộng đầu tư tín dụng, đa dạng hoá các khách hàng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các khách hàng vay vốn về quy trình, thủ tục, hồ sơ… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân, kết hợp với các giải pháp về tín dụng, giảm lãi suất theo tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước nhằm tháo gỡ, chia sẻ khó khăn cho khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, yêu cầu các cấp, ngành trong tỉnh tăng cường chỉ đạo thực hiện hiệu quả Nghị định 41 trên địa bàn, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm nhằm tăng cường nguồn lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó cần tiếp tục phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Nghị định 41, tăng cường phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các sở, ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể với ngân hàng, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc nhằm tạo thuận lợi cho mọi người dân được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, hướng dẫn người dân vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh.

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Doanh nghiệp - ngân hàng: Tìm lời giải cho sự “bất đồng”

 
Các ngân hàng cho rằng, lộ trình giảm lãi suất đã nhanh, DN lại nói còn rất chậm. Đó là sự “bất đồng quan điểm” tại hầu hết cuộc đối thoại ngân hàng - DN thời gian qua.

Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 
Và không khí tại “Hội nghị kết nối DN - ngân hàng” diễn ra tại TP. HCM sáng ngày 28/7 cũng không phải là ngoại lệ.

DN: “Ngân hàng còn khắt khe”

Phát biểu tại Hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho biết, thị trường tiền tệ đang ngày càng ổn định hơn. Mặt bằng lãi suất cho vay cũng hạ dần, đến nay xuống còn dưới 15%/năm. Các NHTM cũng đã tích cực tham gia điều chỉnh lãi suất cho vay đối với các hợp đồng tín dụng trước đây, cơ cấu lại nợ của DN. Nếu tại thời điểm 15/7, các khoản vay cũ phải giảm lãi suất xuống 15%/năm chiếm 60% trong tổng dư nợ của ngành, thì đến 27/7 chỉ còn khoảng 35%.

Tuy nhiên, đại diện Tổng công ty Bến Thành cho rằng, nhiều khoản vốn vay có lãi suất trên 18%/năm chưa được điều chỉnh và DN mong muốn tiếp cận được lãi vay 12 - 13%/năm, chứ 15%/năm vẫn còn quá cao.

Còn theo ông Nguyễn Trí Kiên, Giám đốc Công ty May túi xách Minh Tiến, vấn đề giảm lãi suất khoản vay cũ nhìn chung đã được các NHTM thực hiện khá nghiêm túc và lãi suất khoản vay cũ của DN này đã về 15%/năm. Tuy nhiên, ông Kiên cho biết: “Hiện các ngân hàng nhìn DN khắt khe đến mức DN không thể tiếp cận được vốn, chứ không hẳn là vấn đề lãi suất. Hai năm rồi, Công ty chúng tôi phát triển thêm hai phân xưởng sản xuất. Trước bối cảnh khó khăn, vừa rồi UBND TP.HCM có hỗ trợ Công ty một khoản vốn nhưng rất nhỏ; trong khi đó, DN nội địa gặp khó là hàng Trung Quốc tràn qua ngay”.

Cũng theo ông Kiên, mỗi năm Công ty cần 40 tỷ đồng để cho ra đời khoảng 400.000 sản phẩm là cặp học sinh. Nhưng nếu so với nhu cầu thực tế của thị trường 23 triệu học sinh như hiện nay thì thị phần còn rất lớn. Song cái khó nhất của Minh Tiến chính là đã cạn tài sản thế chấp để có thể vay được vốn từ ngân hàng.

Tổng giám đốc Công ty Vissan, ông Văn Đức Mười cũng cho hay, hiện các DN đang gặp khó khăn trên diện rộng: sức mua của thị trường giảm, đầu ra sản phẩm thu hẹp và áp lực lãi vay lớn… Vì thế, giảm lãi suất chỉ là một trong những điều kiện cần để DN tồn tại, phát triển.

“Ngành ngân hàng đã 4 lần giảm lãi suất cho vay. Đó là hành động quyết liệt, nhưng DN có tiếp cận được vốn rẻ không, có muốn tiếp cận vốn mở rộng kinh doanh hay không khi đầu ra khó khăn… là những câu hỏi không dễ trả lời”, ông Mười cho biết.

Ngân hàng: “Đã nỗ lực chia sẻ”

Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank nhận định, hiện hàng tồn kho của DN lớn gấp đôi so với dư nợ ngành ngân hàng. Nợ xấu ngân hàng bắt nguồn từ sức cầu suy giảm nghiêm trọng. Tảng băng tồn đọng hàng hóa tạo nên nợ xấu, nên các DN và ngân hàng không thể làm ăn bình thường. Nếu không phá tảng băng lớn này của nền kinh tế thì DN và ngân hàng đều khó khăn. Do đó, trong bối cảnh hiện nay, theo ông Phước, cả hai phải cùng chia sẻ. Ông Phước cho biết, tại Eximbank, Ngân hàng đã dành 63% tổng vốn tín dụng cho địa bàn TP. HCM, đồng thời cơ cấu, giãn nợ cho trên 630 DN với 3.863 tỷ đồng.

Ông Phước cũng cho rằng, các DN cần tránh nhầm lẫn trong thống kê: lãi suất danh nghĩa và chi phí vốn. Huy động 9%/năm và cho vay ra 15%/năm, nhiều người cho rằng, các ngân hàng được hưởng mức chênh lệch khá lớn. Song thực tế, ngoài chi phí huy động 9%/năm, còn có dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng chung…

Cùng chung quan điểm, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, ông Nguyễn Hòa Bình cũng nhấn mạnh: “Ngân hàng cũng là DN, nên việc kinh doanh phải có lợi nhuận. Do đó, ngân hàng và DN phải kết nối với nhau để từng bước giải quyết khó khăn chung”.

Chỉ tính riêng tại khu vực TP. HCM, Vietcombank có khoảng 50.000 tỷ đồng phải điều chỉnh lãi suất xuống 15%/năm và hiện có khoảng 73,5% nợ vay tại Ngân hàng có lãi suất chỉ khoảng 13%/năm trở xuống. Theo Chủ tịch HĐQT Vietcombank, nghề ngân hàng là huy động vốn để cho vay, nhưng phải có trách nhiệm bảo quản tiền gửi, nên không dám hạ chuẩn cho vay.

Đại diện BIDV cho biết, Ngân hàng xác định chung tay cùng DN, nên lợi nhuận 6 tháng đầu năm của BIDV đã giảm 20% so với 2011. Điều này rất cần DN biết để cùng chia sẻ.

Trước những thắc mắc của DN, Thống đốc NHNN cho biết, cơ quan này đang theo dõi sát để đốc thúc các NHTM tiếp tục giảm lãi suất khoản vay cũ cũng như cơ cấu lại nợ. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Bình cũng cho rằng, việc yêu cầu ngân hàng đưa lãi suất khoản vay cũ xuống 15%/năm là mang tính hành chính, thể hiện sự chia sẻ với DN. Giả sử có văn bản thì cũng không có hiệu lực pháp lý đối với các khoản vay trước đây, vì đó là hợp đồng kinh tế, không hồi tố.

 “Quan điểm của NHNN là yêu cầu các NHTM cùng góp sức chia sẻ khó khăn chung của kinh tế và giúp tháo gỡ khó khăn cho DN. Bởi DN khó khăn thì ngân hàng cũng khó nên cần có sự chia sẻ lẫn nhau trong bối cảnh thị trường hiện nay”, Thống đốc nói.

Qua ý kiến của các DN thảo luận tại hội nghị, Thống đốc cho rằng, mặc dù mức lãi suất hiện nay chưa đáp ứng 100% nhu cầu DN, nhưng đã có chiều hướng giảm, nhiều DN tiếp cận lãi suất khá thấp trong thời gian này và đã được giãn nợ cũ. Khi CPI giảm, lãi suất huy động và cho vay sẽ còn giảm, nhưng khi nào xuống được 10%/năm thì chưa thể chắc chắn, dù đó là mong muốn của Chính phủ và NHNN. Trong bối cảnh hiện nay, không thể tiếp tục giảm mạnh lãi suất huy động, vì nếu lãi suất giảm, người dân sẽ không gửi tiền ngân hàng mà đầu cơ vào các kênh khác như ngoại tệ, dẫn đến nguy cơ biến động tỷ giá.

Thống đốc cho biết, đối với những đơn vị chưa được điều chỉnh lãi suất khoản vay cũ về 15%/năm, DN cần làm việc trực tiếp với ngân hàng để giải quyết. Tuy nhiên, ông Bình cho rằng, đòi hỏi ngân hàng chia sẻ, nhưng DN cũng phải nỗ lực. “Đây là lời kêu gọi, đề nghị và nhiệm vụ chính trị để các ngân hàng triển khai, chứ không phải quyết định hành chính. Vì quyền lợi của cả nền kinh tế, DN và ngân hàng phải có trách nhiệm chia sẻ với nhau”, ông Bình nói.