Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Tăng sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài tại các TCTD yếu kém tỷ lệ bao nhiêu là hợp lý?

Ngân hàng Nhà nước nên xem xét cho các ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ khống chế vào một thời điểm thích hợp. Còn hiện nay, có thể tỷ lệ nên nâng lên là 40%.


                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 

Theo Đề án Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của NHNN có đề xuất tăng “room” sở hữu nước ngoài tại các tổ chức tín dụng yếu kém. Xoay quanh vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng.
Ông Hiếu cho rằng, với các tổ chức tín dụng yếu kém hiện nay, việc tăng vốn chủ sở hữu là tối cần thiết. Hiện có hai vấn đề mà các tổ chức tín dụng kiểu này đang đối mặt  đó là nợ xấu và tính thanh khoản. Để giải quyết đồng thời hai vấn đề này, việc tăng vốn chủ sở hữu là một huớng.
Tuy nhiên trong bối cảnh thị truờng vốn nội địa ảm đạm như hiện nay, việc tìm dòng vốn ngoại là điều hợp lý và cần thiết. Hiện ngân hàng nuớc ngoài cũng không mạnh dạn để đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam nhưng họ cũng đang thăm dò việc này.
Theo ý kiến của nhiều tổ chức, quy định về tỷ lệ sở hữu hiện nay của NHNN đã không hấp dẫn các tổ chức nước ngoài và họ cho rằng tỷ lệ này có thể xem xét nâng lên mức 50% hoặc lên tới 65%, theo ông có là tỷ lệ hợp lý đối với tình hình Việt Nam hiện nay?
Trở lại quyết định của Ngân hàng Nhà nước là tăng bao nhiêu là hợp lý. Đây là một chủ đề gây nghi ngại. Có ý kiến cho rằng nếu cho phép ngân hàng nuớc ngoài chiếm phần vốn quá lớn trong cơ cấu vốn, các ngân hàng trong nuớc lúc đó sẽ theo đuờng lối của nuớc ngoài và có thể mất đi quyền kiểm soát ngân hàng đó.
Điều đó có thể là có cơ sở thành ra trong lúc này Ngân hàng nhà nuớc chưa muốn cho các ngân hàng nuớc ngoài có tỷ lệ khống chế tăng lên hơn mức 25%-30% cho vốn cổ đông nước ngoài.
Tuy nhiên để thu hút dòng vốn nuớc ngoài mạnh mẽ hơn thì có lẽ cũng cần cân nhắc cho phép họ nắm tỷ lệ sở hữu quá bán. Thực tế là các ngân hàng nuớc ngoài cũng đã vào Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có những “cuộc hôn” nhân trong quá khứ không đi đến “hạnh phúc”.
Việc cho các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu khống chế sẽ giúp các ngân hàng nuớc ngoài cảm thấy an toàn khi bỏ vốn và chủ động trong điều hành và quản trị ngân hàng.
Theo quan điểm của tôi, ngân hàng Nhà nước nên xem xét cho các ngân hàng nuớc ngoài có tỷ lệ khống chế vào một thời điểm thích hợp. Còn hiện nay, có thể tỷ lệ nên nâng lên là 40%.
Và một lúc nào đó, NHNN nên cho tỷ lệ khống chế quá bán tức trên 50%. Thời điểm hợp lý đó là khi sức khoẻ của hệ thống ngân hàng cần tốt hơn, chất luợng của đội ngũ nhân sự ngân hàng, trình độ quản trị của cổ đông ngân hàng nâng cao.
Lúc đó, chúng ta sẽ không còn lo lắng sự lũng đoạn của ngân hàng nuớc ngoài đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Còn trong lúc này, khi quản trị công ty còn yếu kém, ngân hàng nước ngoài có thể khống chế, thậm chí lũng đoạn ngân hàng Việt Nam nếu có cổ phần chi phối.
Tỷ lệ hiện nay có thể là 40% và tuỳ thuộc vào quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tỷ lệ này có thể duy trì trong vòng 3 năm.
Hầu hết các ngân hàng yếu kém của Việt Nam hiện này đang rơi vào vấn đề khó khăn trong thanh khoản và nợ xấu tăng cao. Vậy đâu là sự thu hút các ngân hàng nuớc ngoài khi cân  nhắc đầu tư vào ngân hàng yếu kém của Việt Nam?
Chắc chắn rồi. Hiện có nhiều ngân hàng nuớc ngoài đang ngắm nghía các ngân hàng trong nuớc. Nhưng hai trở ngại lớn để họ chưa quyết định đầu tư vào ngân hàng Việt Nam là tính thanh khoản và nợ xấu.
Vấn đề nợ xấu là mối quan tâm vì ngay cả ngân hàng Việt Nam còn không kiểm soát được thì các ngân hàng nuớc ngoài giải quyết ra sao, nhất là trong môi trường kinh doanh còn nhiều hạn chế về tính minh bạch như Việt Nam. Và họ sẽ rơi vào cái bẫy của nợ xấu mà họ sẽ không rút ra đuợc.
Vấn đề thứ 2 là thanh khoản, các ngân hàng nuớc ngoài cũng hiểu là đồng vốn họ bỏ vào không giải quyết được tính thanh khoản.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là 9%. Do vậy, đồng vốn họ bỏ ra với tỷ lệ hiện nay không đóng góp bao nhiêu cho tính thanh khoản của ngân hàng mà họ đầu tư. Các ngân hàng phải đi vào thị truờng một và thị truờng hai để giải quyết tính thanh khoản.
Tôi cho rằng, thanh khoản chính là rào cản lớn để các ngân hàng nuớc ngoài tham gia đầu tư vào ngân hàng yếu kém của Việt Nam.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Lách luật thu gom, mở sàn ảo: Vàng chưa thể yên

Trong bối cảnh “vàng thực” lộn xộn như hiện nay, khái niệm “vàng ảo” cụ thể  là “sàn vàng ảo” tiếp tục vẫn là vấn đề nóng trên thị trường tiền tệ ở ta. 
 
                         <<  Ngân hàng Habubank phát triển mạnh  >>

 
Trong tuần qua, vàng đã có một cơn 'sóng" giá khuấy động sự ổn định kéo dài mấy tháng qua. Cơn sốt giá đó được cho là sẽ sớm qua đi nhưng không vì thế mà thị trường vàng sớm có được sự bình ổn như kỳ vọng khi ban hành những quy định mới về kinh doanh vì thị trường vàng lại rộ lên cơn sốt đầu tư vàng ảo rồi đến chuyện lách luật để gom vàng của các ngân hàng.
 
Theo nhận định chung, sự kém hấp dẫn của đa số các kênh đầu tư và sự bất ổn của thị trường "vàng thật" đã khiến kinh doanh vàng qua tài khoản nở rộ trở lại, bất chấp tính pháp lý chưa có.
 
Trong khi đó, vào ngày 25/6, NHNN đã phải ban hành văn bản 3854 yêu cầu các tổ chức tín dụng chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng. Sau văn bản này, lãi suất huy động vàng đã giảm mạnh trở lại, xuống gần mức 0%; thậm chí có ngân hàng đã ngưng huy động vàng để chuyển sang hình thức giữ hộ có thu phí.
 
Tuy nhiên, gần đây, chuyện lãi suất huy động vàng lại được hâm nóng trở lại. Nổi bật nhất là "hiện tượng" ngân hàng DongA Bank dẫu là nhà băng đầu tiên ngừng huy động vàng trong những ngày đầu tháng 7 và áp dụng mức phí giữ hộ 0,05% trên giá trị vàng giữ hộ.
 
Tuy nhiên, hiện nay, NHTM này bất ngờ huy động vàng trở lại với lãi suất 1% cho tất cả các kỳ, nhưng phải đáo hạn trước 25/11. Cũng trong thời điểm này, ACB đã 2 lần thay đổi động thái về vàng. Nếu như vào đầu tháng 7/2012, ngân hàng này đã ngưng phát hành chứng chỉ huy động vàng có kỳ hạn, và cho biết những khoản đáo hạn sau 4/7 nhưng khách hàng không đến rút, ACB sẽ chuyển sang giữ hộ vàng và không trả lãi. Thì sang nửa cuối tháng 7/2012, họ lại thông báo phát hành chứng chỉ huy động vàng với các kỳ hạn 1, 2, 3 tháng, lãi suất 0,8% một năm và đảm bảo đáo hạn trước ngày 25/11 theo quy định.
 
Ngoài ra, các chứng chỉ vàng chưa đến ngày đáo hạn vẫn tiếp tục thực hiện những cam kết giữa ACB và khách hàng. Những khoản có ngày đến hạn sau ngày 25/11 nhưng khách hàng không đến rút, ACB sẽ chuyển sang giữ hộ vàng và không trả lãi.
 
Vì sao động thái huy động vàng lại rôm rả trở lại? Giới chuyên gia cho rằng động thái huy động vàng lãi suất cao của một số ngân hàng hiện nay còn có nhiều khả năng xuất phát từ một số mục đích sau: Một, chuyển vàng thành tiền đồng. Bởi ngay cả khi huy động vàng với lãi suất 1 hoặc 2% một năm, nếu giá ổn định, sẽ có lợi hơn so với huy động vốn bằng VND lãi suất 9%. Hai, tăng tài sản cũng như khả năng thanh khoản cho một số NHTM đang yếu về vấn đề này. Thậm chí, không loại trừ hành vi gom vàng bán kiếm lời của một nhóm NHTM được phép mở tài khoản nước ngoài, được chuyển đổi vàng thành tiền đồng.
 
Thực ra, việc các NHTM tăng hay giảm lãi suất huy động vàng là một hiện tượng không mới, nhất là trong bối cảnh thị trường vàng thế giới và nội địa còn nhiều bất ổn. Đặc biệt, nhiều qui định mới về quản lý thị trường này còn phải đợi bởi chưa có "hiệu lực" chính thức. Việc các tổ chức tín dụng xoay chuyển, thay đổi để làm sao có lợi nhất cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, sự thất thường sáng nắng, chiều mưa trên thị trường vàng là một thực tế không mong muốn của những người điều hành thị trường tiền tệ và cả đại đa số người tiêu dùng, cũng như DN kinh doanh vàng.
 
Trong bối cảnh "vàng thực" lộn xộn như vậy, khái niệm "vàng ảo" cụ thể là "sàn vàng ảo" tiếp tục vẫn là vấn đề nóng trên thị trường tiền tệ ở ta. Theo nhận định chung, sự kém hấp dẫn của đa số các kênh đầu tư và sự bất ổn của thị trường "vàng thật" đã khiến kinh doanh vàng qua tài khoản nở rộ trở lại, bất chấp tính pháp lý chưa có.
 
Các sàn vàng ngày càng thu hút được nhiều khách, nhất là các nhà đầu tư mới đến tìm hiểu, tham gia kinh doanh. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đang tuyển thêm nhân viên, chủ yếu là cho các phòng kinh doanh, mời gọi khách hàng mới. Sự hoạt động công khai, quy mô hoành tráng, lượng nhân viên trình độ cao rất lớn... đã khiến rất nhiều người, trong đó có cả những thành phần "nghiệp dư" ví như sinh viên tài chính đang thất nghiệp, tính tới chuyện mở tài khoản chơi thử.
 
Khá nhiều sàn giao dịch có địa chỉ hoạt động rõ ràng, quy mô lớn (tới hàng trăm nhân viên hoạt động trên cả ngàn mét vuông sàn ở các phố trung tâm tài chính), nhưng cũng không ít sàn chỉ có tên sàn, tên ông chủ, số điện thoại, email... và được chào mời trực tiếp bằng thư điện tử. Sự nở rộ và thậm chí hoạt động công khai trên quy mô lớn của các sàn giao dịch hàng hóa cho thấy rằng, đây rõ ràng là một kênh đầu tư. Nó hấp dẫn không ít các nhà đầu tư ở mọi tầng lớp bởi tính đầu cơ khá cao, nhiều vốn chơi cũng được và ít vốn chơi cũng được. Việc cấm và để dẹp bỏ tình trạng sàn vàng ảo vì thế có vẻ rất khó khăn.
 
Không ít ý kiến thắc mắc về tính pháp lý của hoạt động này. Đa số những người kinh doanh vàng qua tài khoản đều cho biết, thực chất đây không phải là hoạt động phi pháp mà là họ đang chờ quy chế quản lý từ các cơ quan chức năng. Và trước đây, Nhà nước cấm giao dịch vàng trong nước, còn giờ là chơi với sàn vàng quốc tế chẳng ai cấm, tội gì không tham gia để tìm kiếm cơ hội?
 

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Hậu họa khi hợp đồng thế chấp bị tuyên vô hiệu

Khi khoản vay của NHTM có nguy cơ chuyển sang khoản nợ không có bảo đảm sẽ gây thiệt hại cho các NHTM thậm chí có thể dẫn đến bất ổn lớn trong nền kinh tế.


                         <<  Ngân hàng Habubank tự tin xóa nợ  >>
 

Giá trị pháp lý của các văn bản đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm… vô hình chung đã bị vô hiệu hóa.
Trong khi ngành Ngân hàng đang nỗ lực giải quyết “cục máu đông” nợ xấu để khơi thông dòng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, thì thời gian gần đây, khi xử lý nợ vay bằng tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất (QSDĐ), một số khách hàng là bên thứ ba đã yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng thế chấp QSDĐ của bên thứ ba vô hiệu. Điều này đã biến một khoản vay có tài sản bảo đảm thành khoản vay không có tài sản bảo đảm, gây rủi ro lớn cho ngân hàng và nền kinh tế… (*)
Khi hợp đồng thế chấp bị tuyên vô hiệu
Câu chuyện xảy ra với NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Dung Quất (Vietcombank Dung Quất) khi DN Huyền Minh đề nghị vay vốn. Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất ký hai hợp đồng tín dụng với tổng vốn vay 1,3 tỷ đồng với thời hạn vay 6 tháng, lãi suất ghi trên giấy nhận nợ là 13,5%/năm, lãi quá hạn 20,25%/năm, phương thức trả nợ cuối kỳ, nhận nợ vào các ngày 16/7/2010 và ngày 5/8/2010.

Biện pháp bảo đảm khoản vay là thế chấp QSDĐ của bên thứ ba. Việc thế chấp được thể hiện bằng hợp đồng thế chấp QSDĐ của bên thứ ba. Khi ký kết các bên đều tự nguyện, có công chứng viên chứng thực và được đăng ký thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.
Khi khoản tiền vay theo hai hợp đồng tín dụng nói trên đáo hạn, bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, đến ngày 17/2/2011 và ngày 8/2/2011 số tiền vay theo hai hợp đồng trên đã chuyển sang nợ quá hạn. Tính đến ngày 21/9/2011, DN Huyền Minh nợ Vietcombank Dung Quất theo hai hợp đồng tín dụng số tiền gần 1,5 tỷ đồng cả gốc và lãi.
Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 48/KDTMST ngày 22/9/2011, TAND tỉnh Quảng Ngãi đã tuyên xử buộc DN Huyền Minh phải trả số tiền gần 1,5 tỷ đồng cho ngân hàng. Tuy nhiên, Tòa lại tuyên vô hiệu đối với hợp đồng thế chấp QSDĐ của bên thứ ba và lời chứng thực của công chứng viên và văn phòng đăng ký QSDĐ kèm theo các hợp đồng này cũng bị vô hiệu. Các bên khôi phục lại như ban đầu.

Tòa cũng bác yêu cầu của Vietcombank Dung Quất yêu cầu bị đơn phải chịu các khoản phí phát sinh và yêu cầu phát mại tài sản thế chấp theo các hợp đồng thế chấp QSDĐ. Đồng thời buộc Vietcombank đã cầm giữ.
Sự việc không chỉ xảy ra đối với Vietcombank, mà theo tìm hiểu của phóng viên, có thêm hai vụ án với tính chất và hình thức tương tự mà bên thứ ba thế chấp QSDĐ với NHTMCP Quân đội và NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam cũng bị TAND Quảng Ngãi tuyên vô hiệu.
Rủi ro lớn cho nền kinh tế
Thêm một rào cản DNNVV tiếp cận vốn
Theo tìm hiểu của phóng viên Thời báo Ngân hàng, chuyện tòa án tuyên hợp đồng thế chấp là QSDĐ của bên thứ ba với khoản vay tại các NHTM mới chỉ xảy ra ở tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, với cách hiểu và cách áp dụng luật hiện nay của các thẩm phán, chủ tọa phiên tòa, tình trạng này sẽ không chỉ bó hẹp ở Quảng Ngãi nếu ngành tòa án không có hướng dẫn về cách áp dụng luật khi xét xử đối với vụ việc này. Điều này sẽ khiến các NHTM thận trọng hơn trong chính sách cho vay. Hậu quả là DN sẽ rất khó tiếp cận với nguồn vốn.
Theo quy trình tín dụng tại các NHTM, trước khi thực hiện việc cấp vốn cho vay, ngân hàng cho vay tiến hành ký hợp đồng bảo đảm tiền vay với bên vay hoặc bên thứ ba sau đó đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.

Đối với tài sản là QSDĐ của bên thứ ba, hợp đồng được ký giữa ba bên bao gồm bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên vay vốn. Trong đó, nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm nợ gốc, lãi và phí nếu có phát sinh theo hợp đồng tín dụng. Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm được chứng thực tại các tổ chức hành nghề công chứng và đăng ký thế chấp tại văn phòng đăng ký QSDĐ.
Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Trần Thị Hồng Hạnh cho biết, phán quyết của Tòa án là hoàn toàn bất lợi cho các NHTM trong việc yêu cầu bên thứ ba phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình trong trường hợp bên vay không thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay. Đồng thời, trường hợp bản án có hiệu lực thi hành thì NHTM khi được yêu cầu sẽ phải hoàn trả cho bên thứ ba giấy chứng nhận QSDĐ mà bên thứ ba đã thế chấp tại ngân hàng.
Khi đó khoản vay đã giải ngân có nguy cơ chuyển sang hình thức cho vay không có bảo đảm nếu trong trường hợp bên thứ ba không đồng ý xác lập lại bằng một hợp đồng bảo đảm khác theo quy định của pháp luật dân sự về hình thức bảo lãnh.
Cách hiểu, áp dụng pháp luật nêu trên của tòa án dẫn đến thực tế, mặc dù các NHTM đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, thực hiện đầy đủ các thủ tục về công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật vẫn có nguy cơ bị tuyên vô hiệu.

Nguy hiểm hơn, việc một số tòa án hiện nay tuyên hợp đồng thế chấp QSDĐ của bên thứ ba đã ký với các NHTM vô hiệu sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Theo đó, bên có nghĩa vụ, bên thứ ba có thể dựa vào những quy định không rõ ràng, thống nhất, đồng bộ của Bộ Luật Dân sự 2005, Luật đất đai 2003… và các văn bản hướng dẫn thi hành để bội ước, trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ của mình bằng việc yêu cầu tòa tuyên hợp đồng thế chấp QSDĐ của bên thứ ba vô hiệu.

Và khi khoản vay của NHTM có nguy cơ chuyển sang khoản nợ không có bảo đảm sẽ gây thiệt hại cho các NHTM thậm chí có thể dẫn đến bất ổn lớn trong nền kinh tế. Giá trị pháp lý của các văn bản đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm… vô hình chung đã bị vô hiệu hóa.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng: Phán quyết của Toà án dễ dẫn đến những bất ổn

Bộ Tư pháp nhận thấy việc tuyên vô hiệu đối với hợp đồng thế chấp nêu trên đã dẫn đến hệ quả là các khoản vay có bảo đảm của các TCTD trở thành vay không có bảo đảm trong khi tại thời điểm ký hợp đồng bảo đảm, các bên hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng về lợi ích, nội dung thoả thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. 


Do vậy, phán quyết của TAND cấp có thẩm quyền về vấn đề nêu trên dễ dẫn đến những bất ổn trong giao lưu dân sự, kinh doanh, thương mại và ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của thị trường tài chính – tín dụng.


Trước thực trạng nêu trên, nhằm kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của các quan hệ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Bộ Tư pháp đề nghị TAND tối cao nghiên cứu, hướng dẫn các TAND địa phương áp dụng thống nhất quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 và Luật Đất đai năm 2003 về thế chấp QSDĐ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người thứ ba.