Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Ngân hàng “thổi” lợi nhuận để làm giá cổ phiếu

Nhiều chuyên gia cảnh báo, cần kiểm soát chặt việc công bố lợi nhuận của các ngân hàng, bởi không loại trừ một số ngân hàng công bố lãi lớn, lãi ảo nhằm nâng giá trị cổ phiếu…
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                          <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
 
Trước luồng dư luận “tố” ngân hàng sống khỏe, trong khi doanh nghiệp chết hàng loạt, ngày 20/6/2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lên tiếng khẳng định, lợi nhuận năm 2011 của 50% tổ chức tín dụng sụt giảm. Không ít chuyên gia kinh tế cho rằng, lợi nhuận công bố của nhiều ngân hàng mang yếu tố ảo. Theo số liệu công bố của Cơ quan thanh tra giám sát (NHNN), năm 2011, gần 50% tổ chức tín dụng có lợi nhuận giảm so với năm 2010, trong đó hơn 10% tổ chức tín dụng thua lỗ. Theo cơ quan này, mức lợi nhuận của hệ thống ngân hàng thương mại chỉ ở mức trung bình và thấp hơn năm trước.
Cụ thể, lợi nhuận năm 2011 của hệ thống ngân hàng thương mại tăng 15,1% so với năm 2010, trong khi tốc độ tăng vốn chủ sở hữu là 22,85% và tốc độ tăng quy mô tài sản là 18,55%. Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của ngành ngân hàng chỉ đạt 1,09%, thấp hơn mức 1,29% của năm 2010 và chỉ đứng 6/10 trong việc so sánh với 10 ngành khác trong nước.
Chỉ số lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2011 của hệ thống ngân hàng thương mại cũng chỉ đạt 11,86% (thấp hơn con số 14,56% năm 2010). Hơn nữa, số lợi nhuận chủ yếu chỉ ở một số ngân hàng lớn, còn nhiều ngân hàng nhỏ có lợi nhuận thấp, thậm chí lỗ.
Cũng theo phân tích của Cơ quan thanh tra giám sát, số liệu lợi nhuận của các tổ chức tín dụng tại thời điểm ngày 31/12/2011 chưa phản ánh đầy đủ các chi phí, đặc biệt là chưa thể hiện đầy đủ số dự phòng rủi ro phải thực hiện trong cả năm.
Trong bối cảnh nợ xấu gia tăng, chi phí này tăng lên đáng kể. Hơn nữa, lợi nhuận của ngân hàng cũng không phải chỉ thu được từ tín dụng, mà còn từ nhiều nguồn khác, như dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ thanh toán các loại, kinh doanh ngoại hối...
Tuy nhiên, theo Tổng cục Thuế, số liệu nộp thuế năm 2011 và 4 tháng đầu năm 2012 của 71 ngân hàng thương mại cho thấy, thu nhập của ngành ngân hàng đang tăng mạnh, chủ yếu đều từ hoạt động cho vay. Lợi nhuận sau khi trích lập dự phòng rủi ro tăng tới 30%.
Việc NHNN trần tình về lợi nhuận ngân hàng ngay giữa thời điểm hàng nghìn doanh nghiệp phá sản, trong khi nhiều ngân hàng “sống khỏe” được nhìn nhận từ các góc độ khác nhau.
TS. Nguyễn Trọng Tài, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học ngân hàng (Học viện Ngân hàng) cho rằng, lợi nhuận của ngành ngân hàng thực tế không cao. Bởi nếu so sánh hai chỉ số ROE và ROA của ngành ngân hàng với 21 ngành khác của nền kinh tế, thì ROE của ngành ngân hàng chỉ ở mức trung bình, còn ROA thì ở mức thấp.
TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cho rằng, ngân hàng lãi là điều đáng mừng. Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian, nhận tiền gửi để cho vay nên càng phải đảm bảo hiệu quả hoạt động. Các ngân hàng có hoạt động hiệu quả mới hỗ trợ tốt cho nền kinh tế được. Nên thu nhập ngành ngân hàng cao hơn mặt bằng chung là dễ hiểu. Mặt khác, cũng đừng nhìn vào con số tuyệt đối để đánh giá ngân hàng lãi nhiều hay lãi ít, mà phải căn cứ vào chỉ số ROA và ROE.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Ngân hàng dư vốn lãi suất thấp?

Diễn biến phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ ngày 11/5 cho thấy, nhiều ngân hàng đang có nguồn vốn dư thừa lớn, chấp nhận mua trái phiếu với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động. 
 
 
7.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ vừa được huy động thành công trong phiên đấu thầu ngày 11/5/2012 tại Sở GDCK Hà Nội với lãi suất trúng thầu dưới 11%/năm. Điều đáng lưu ý của phiên đấu thầu này là có rất nhiều thành viên tham gia dự thầu, với khối lượng dự thầu hợp lệ lớn hơn nhiều khối lượng gọi thầu.

Cụ thể, 1.000 tỷ đồng loại trái phiếu có kỳ hạn 2 năm đã nhận được sự tham dự của 14 thành viên đấu thầu, với mức đăng ký dự thầu hợp lệ là 6.320 tỷ đồng. Vùng lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 8,30 - 11,06%/năm. Chung cuộc, 1.000 tỷ đồng trái phiếu loại này được bán với lãi suất trúng thầu 8,95%/năm. Lãi suất này thấp hơn lãi suất trúng thầu phiên trước đó 1,40%/năm.

Với trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, khối lượng gọi thầu là 3.000 tỷ đồng, nhưng 17 thành viên dự thầu đã đăng ký mua với khối lượng 10.900 tỷ đồng. Kết quả, huy động thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu 3 năm với lãi suất trúng thầu 9,15%/năm, thấp hơn lãi suất trúng thầu phiên trước đó 0,25%/năm.

Trái phiếu kỳ hạn 5 năm có khối lượng gọi thầu là 3.000 tỷ đồng, thu hút được 9 thành viên tham gia dự thầu, khối lượng dự thầu đăng ký là 5.152 tỷ đồng. Vùng lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 8,93 - 11%/năm. Kết quả, huy động thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu 5 năm với lãi suất trúng thầu 9,45%/năm, thấp hơn lãi suất trúng thầu phiên trước đó 1,03%/năm.

Diễn biến phiên đấu thầu ngày 11/5 cho thấy, nhiều thành viên đấu thầu, trong đó chủ yếu là ngân hàng, đang có nguồn vốn dư thừa lớn, chấp nhận mua trái phiếu với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động. Trong thời gian gần đây, hoạt động huy động vốn từ hình thức đầu thầu trái phiếu tại HNX diễn ra suôn sẻ, không chỉ bởi sự cải thiện về công tác đấu thầu và niêm yết trái phiếu, mà nguyên nhân quan trọng nhất là nhiều thành viên đấu thầu có dòng tiền nhàn rỗi lớn, nhưng không tìm được cách giải ngân hiệu quả hơn. Tính từ đầu năm 2012 đến nay, Kho bạc Nhà nước đã huy động được tổng cộng 49.224 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ qua hình thức đấu thầu.

Theo Hiệp hội trái phiếu, tổng lượng trái phiếu chính phủ lưu hành hiện khoảng 350.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 13,4% GDP. Đây là một tỷ lệ thấp nếu so với Philippine (30%); Singapope (42%); Malaysia (60%)…

Trái phiếu chính phủ huy động thành công theo nhu cầu vốn của Ngân sách là một kết quả tích cực, nhưng sẽ tích cực hơn nếu dòng chảy vốn trong nền kinh tế cân bằng được nhu cầu vốn của DN và nhu cầu vốn của Ngân sách. Theo nhiều chuyên gia, dù Ngân sách dễ dàng huy động được vốn từ công cụ trái phiếu, nhưng điều quan trọng nhất để thị trường phát triển bền vững là sự minh bạch và hiệu quả từ việc sử dụng dòng vốn này.
Ngan hang Habubank

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Hội thảo Chuyên gia phân tích để cung cấp thông tin minh bạch về ngân hàng

VietinBank đã khai trương chi nhánh tại Lào vào tháng 2/2012 và tiếp tục khai trương chi nhánh Berlin (Đức) vào ngày 28/5/2012 và có nhiều khả năng vượt chỉ tiêu kế hoạch 2012 do ĐHCĐ đặt ra.
Tiếp nối thành công của Hội thảo dành cho các chuyên gia phân tích được VietinBank tổ chức năm 2011, trong hai ngày 15 và 16/05/2012, tại TP.HCM và Hà Nội, VietinBank tổ chức Hội nghị dành cho các chuyên gia phân tích năm 2012 - VietinBank’s Analyst Meeting.
Việc tổ chức Hội thảo VietinBank’s Analyst Meeting thể hiện những nỗ lực của VietinBank trong việc tăng cường hơn nữa tính minh bạch, tạo hình ảnh chuyên nghiệp, cởi mở về ngân hàng và cổ phiếu CTG.  Đây cũng chính là cơ hội để VietinBank chủ động cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ về VietinBank và cổ phiếu CTG.
Tính đến thời điểm hết Quý I/2012, tổng tài sản của VietinBank đạt 406 nghìn tỷ đồng, tăng xấp xỉ 28% so với thời điểm cùng kỳ năm 2011.
Lợi nhuận sau thuế đạt 1.394 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ 2011 và bằng 20% kế hoạch năm 2012; Tổng dư nợ cho vay đạt 280 nghìn tỷ đồng, giảm 2,92% so với đầu năm và tăng 14% so với cuối Q1/2011; Thu nhập lãi thuần tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2011.
Nợ xấu được giữ ở mức 1,82%, thấp hơn so với mặt bằng chung của ngành, thể hiện chất lượng tài sản của VietinBank đang được quản lý tốt. 
Việc tăng vốn điều lệ thành công lên 26,2 nghìn tỷ đồng vào tháng 4/2012 giúp cho CAR của VietinBank được củng cố ở trên mức 10%. 
Xu hướng biến động giá cổ phiếu CTG trong quý I/2012 là tăng điểm mạnh và tạo ra 2 đỉnh giá mới trong quý: tháng 1 giá CTG tăng liên tục từ giá 17.000 đồng (03/01/2012) lên mức đỉnh mới 23.700 đồng (30/01/2012) và tháng 3, giá CTG lại lập đỉnh mới với giá 27.800 đồng (28/3/2012).
VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc phát hành trái phiếu quốc tế và đã phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế với lãi suất cố định 8,0%/năm, không có tài sản bảo đảm, thể Quy chế S/144A, đáo hạn năm 2017 (Trái phiếu), được thanh toán hai lần một năm khi đến kỳ thanh toán lãi suất. Trái phiếu dự kiến được xếp hạng B1 (Moody’s) và B+ (S&P).

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Hướng Đi Đúng Của Ngân Hàng Habubank

Ngân Hàng Habubank


Mặc dù đã gặp không ít những khó khăn, nhưng sau khi sát nhập mọi vần đề của habubank sẽ được khắc phục.
sáp nhập với ngân hàng khác được cho là hiệu quả. Trước đó, ngay khi công khai các tài liệu về giả pháp và đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank khẳng định đây là một quyết định được cân nhắc một cách đúng đắn trên cơ sở đảm bảo tối đa lợi ích cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay của ngân hàng. Việc sáp nhập HBB vào SHB là việc chuyển toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của HBB với các khách hàng, đối tác, nhân viên cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập. Quá trình này, được sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của NHNN các cấp để đảm bảo quá trình diễn ra thành công, không ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của khách hàng và các bên liên quan. 
ngân hàng habubank

Song, nguyên nhân lại chọn SHB và năng lực tài chính của ngân hàng này đến đâu lại là câu hỏi được đa số cổ đông của Habubank đặt ra. Có ý kiến cho rằng, SHB phải là một ngân hàng có tài chính thực sự vững mạnh mới có thể giúp sức được ngân hàng Habubank cũng như đảm bảo sức khỏe, hiệu quả của nhà băng sau sáp nhập. Việc sáp nhập theo đó cũng không thể tiến hành vội vàng, ảnh hưởng đến lợi ích của các thành viên. Bên cạnh dấu hỏi về khả năng tài chính của SHB, có nhiều người còn cho rằng, nếu được chọn, tại sao Habubank không chọn những định chế tài chính có năng lực hơn SHB... Thực tế thì ngay trong dự thảo đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank cũng nhận thấy không ít các điểm yếu của đối tác sáp nhập. Phân tích về SHB, Habubank nhìn thấy một ngân hàng có quy mô hoạt động chưa lớn, chưa có bề dày hoạt động và cơ cấu quản trị doanh nghiệp cũng chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu bảng cân đối kế toán của SHB vẫn chú trọng nhiều vào hoạt động tín dụng và chi phí hoạt động cao so với tổng nguồn thu của ngân hàng.
Dù có nhiều thắc mắc của cổ đông, ĐHCĐ của Habubank cũng đi đến phần biểu quyết và kết quả cuối cùng cho thấy, có đến 85,21% trên tổng số phiếu biểu quyết đồng ý thông qua phương án sáp nhập ngân hàng Habubank vào SHB kèm theo đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ ngân hàng sau sáp nhập. Như vậy về mặt thủ tục, thương vụ sáp nhập hai ngân hàng cơ bản hoàn tất nửa chặng đường đầu tiên, về phía Habubank. Phía bên kia - SHB, chặng đường còn lại phụ thuộc vào kết quả tại ĐHCĐ sẽ được tổ chức vào ngày 5.5 tới đây. Có thông tin cho rằng, nửa còn lại dường như sẽ dễ dàng hơn.

Báo cáo kinh tế 2011 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây nhấn mạnh: "Tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại". Vậy công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng như thế nào? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).
ngan hang habubank

Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro. Vậy công tác quản trị rủi ro (QTRR) đóng vai trò như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, thưa bà?
Ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng Habubank nói riêng đang trong giai đoạn phát triển và cạnh tranh khốc liệt, cùng với sự hiện diện ngày càng nhiều của các định chế tài chính quốc tế lớn với công nghệ và năng lực quản trị tiên tiến, hiện đại. Để có thể tồn tại và cạnh tranh được ngay trên thị trường nội địa, các NHTM trong nước đã không ngừng gia tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cải tiến công nghệ kỹ thuật. Đồng thời, nâng cao năng lực quản trị điều hành, trong đó năng lực quản trị rủi ro được xem là một yếu tố quan trọng trong những năm gần đây.
QTRR ở đây là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Từ đó có sự chuẩn bị sẵn sàng các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất. Sự tăng trưởng mạnh về quy mô của các ngân hàng trong những năm qua dễ phát sinh rủi ro tiềm ẩn nếu việc phát triển về quy mô vốn và mạng lưới không đi liền với sự tăng trưởng về công nghệ và quản trị điều hành. Cùng với những diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ và quy định khắt khe của cơ quan quản lý về các tỷ lệ đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả đối với hệ thống các ngân hàng, công tác QTRR đóng vai trò then chốt nhằm đảm bảo sự an toàn, ổn định và hiệu quả cho mỗi ngân hàng.